Nguyên lý hoạt động của nguồn biến áp và nguồn xung
Bộ cấp nguồn chắc hẳn rất quen thuộc với anh em kỹ thuật . Nhưng chắc vẫn còn vài anh em chưa tìm hiểu được cấu tạo các loại bộ nguồn để từ đó chọn được bộ nguồn phù hợp với công việc. Nay đầu năm mới e ít việc nên có thời gian chia sẽ vài thông tin với A-E ạ
có 2 loại bộ nguồn: Nguồn Tuyến Tính (nguồn biến áp) và Nguồn Chuyển Mạch (nguồn xung) ạ. Giờ A-E mình cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động từng bộ nguồn nhé.
Nguồn tuyến tính hoạt động theo ba bước:
Bước 1: Hạ điện áp xoay chiều cao áp thông qua việc sử dụng biến áp.
Bước 2: Điện áp được hạ thấp sau đó đi qua bộ chỉnh lưu sẽ chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành xung điện áp một chiều.
Bước 3: Các tín hiệu xung điện áp DC đi qua một bộ lọc bao gồm cuộn cảm và tụ điện. Bộ lọc này loại bỏ các dao động tín hiệu của xung điện áp một chiều, làm cho chúng có thể sử dụng được cho các thiết bị điện tử tinh vi.
Nguồn chuyển mạch hoạt động thường theo 5 bước:
Bước 1: Dòng AC cao áp đi vào nguồn điện thông qua mô-đun bảo vệ mạch bao gồm cầu chì và bộ lọc EMC. Cầu chì dùng để bảo vệ khi xảy ra quá áp và bộ lọc EMC bảo vệ mạch khỏi các sóng tín hiệu đến từ nguồn AC chưa được lọc.
Bước 2: Sau khi đảm bảo mạch được bảo vệ tốt, điện áp cao xoay chiều sau đó được đưa qua mô-đun thứ hai bao gồm một bộ chỉnh lưu cầu và cuộn cản làm nhẵn. Bộ chỉnh lưu cầu chuyển đổi AC thành DC, sau đó được tụ điện xử lý tiếp.
Bước 3: DC điện áp cao sau đó được gửi qua driver PWM, driver này sẽ nhận phản hồi và điều khiển MOSFET nguồn để điều chỉnh điện áp thông qua chuyển đổi tần số cao. Việc chuyển mạch cũng làm cho dòng điện một chiều thẳng thành sóng vuông.
Bước 4: Sóng vuông DC bây giờ đi vào một biến áp lõi ferit, biến đổi tín hiệu trở lại sóng vuông AC.
Bước 5: Các sóng vuông AC đi qua một bộ chỉnh lưu cầu, chuyển đổi tín hiệu thành xung DC và sau đó đi qua một bộ lọc. Đầu ra cuối cùng sau đó được sử dụng để gửi tín hiệu đến driver PWM, tạo một vòng phản hồi để điều chỉnh điện áp đầu ra.
Nguồn: Huê Lai